Search
Close this search box.

Tủ bếp loại nào tốt? Đánh giá từ A – Z các loại tủ bếp hiện nay

Bạn đang muốn mua tủ bếp cho gia đình nhưng không biết tủ bếp loại nào tốt nhất hiện nay. Vậy hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây biết chi tiết ưu nhược điểm của từng loại tủ bếp.

Về các sản phẩm tủ bếp gỗ công nghiệp

Tủ bếp công nghiệp là loại tủ bếp khá phổ biến hiện nay. Gỗ công nghiệp được sản xuất với công nghệ vượt trội, hệ thống máy móc hiện đại và trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt. Bắt đầu từ việc gỗ được xẻ ra, nghiền nhỏ, trộn thêm các chất phụ gia, keo giúp gỗ công nghiệp có độ cứng, khả năng chống ẩm mốc, mối mọt cao.

So với trước kia, chất liệu gỗ công nghiệp được cải thiện nhiều về chất lượng, có độ bền, tính thẩm mỹ cao. Đó cũng chính là lý do tủ bếp gỗ công nghiệp ngày càng được ưa chuộng hơn.

Về cấu tạo, gỗ công nghiệp gồm có 2 phần là cốt gỗ và vật liệu phủ bề mặt.

Phân loại theo chất liệu cốt gỗ

Tùy theo thành phần cấu thành mà sẽ có các loại cốt gỗ khác nhau. Hiện có 5 loại chất liệu cốt gỗ phổ biến là MDF, PB, Picomat – Composite, HDF và Plywood.

Gỗ MDF

Gỗ MDF là gỗ ván sợi, làm từ bột gỗ tự nhiên nghiền mịn, sau đó được trộn với keo và ép theo tiêu chuẩn nhất định. Kích thước tiêu chuẩn của gỗ MDF là 1m2 x 2m4, độ dày từ 2,5 – 25mm.

Ưu điểm:

  • Đặc, chất lượng gỗ ổn định, khả năng chịu lực tốt (nhưng kém hơn HDF)
  • Khổ gỗ lớn, đồng đều, khi cắt cạnh không bị sứt mẻ
  • Bề mặt phẳng, nhẵn, dễ sơn hoặc ép các bề mặt trang trí khác
  • Bề mặt rộng, phù hợp với việc thiết kế, sản xuất các sản phẩm có kích thước lớn
  • Không bị nứt, cong vênh, đàn hồi, co ngót
  • Khả năng chống ẩm tốt
  • Có khả năng chịu nhiệt, chống mối mọt cao
  • Cách âm tốt
  • Độ bám sơn, vecni tốt, có thể sơn nhiều màu
  • Dễ gia công, thời gian gia công nhanh, hợp với sản xuất sản phẩm hàng loạt giúp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành

Nhược điểm:

  • Khả năng chịu nước kém
  • Màu sơn dễ bị trầy xước
  • Độ cứng thấp, dễ bị mẻ cạnh
  • Độ dày hạn chế nên khi sản xuất vật liệu có độ dày lớn phải ghép các tấm lại.

Cách bảo quản vật liệu:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với nước
  • Không để các vật sắc, nhọn cạnh gỗ MDF
  • Vận chuyển cẩn thận, tránh va chạm mạnh ở thành cạnh.

Gỗ PB

Gỗ PB là ván gỗ dăm trơn được sản xuất từ gỗ rừng trồng (cao su, keo, bạch đàn…), xay thành dăm và trộn với keo chuyên dụng, ép gia cường theo quy cách. Loại cốt gỗ này có các độ dày phổ biến là 9mm, 12mm, 18mm, 25mm và thường được phủ Melamine hoặc Laminate.

Ưu điểm

  • Màu sắc phong phú, đa dạng về chủng loại
  • Bề mặt rộng, độ phẳng mịn tương đối cao
  • Độ bền cơ lý cao
  • Có khả năng chống co ngót
  • Ít mối mọt
  • Độ chịu lực vừa phải
  • Giá thành hợp lý

Nhược điểm

  • Khả năng chống ẩm thấp
  • Các cạnh dễ bị sứt mẻ

Cách bảo quản vật liệu

  • Không để ở nơi có độ ẩm cao
  • Tránh va chạm mạnh
Cốt gỗ PB là ván gỗ dăm có độ bền cơ lý cao, độ chịu lực vừa phải

Cốt gỗ PB là ván gỗ dăm có độ bền cơ lý cao, độ chịu lực vừa phải

Gỗ Picomat – Composite

Gỗ Picomat được tạo thành từ bột nhựa PVC và một số chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ. Cốt gỗ thường dày 5mm, 9mm, 12mm, 18mm.

Ưu điểm:

  • Khả năng chống ẩm, chịu nước cao
  • Nhẹ, dễ gia công
  • Có thể sơn trực tiếp lên bề mặt
  • Có khả năng chống cháy
  • Chống mối mọt tốt
  • Độ bền vượt trội, chống được axit và kiềm nhẹ
  • Thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng, có thể tái chế được

Nhược điểm:

  • Mềm, khả năng chịu lực kém
  • Khả năng bắt vít không tốt

Cách bảo quản vật liệu

  • Không nên tác động lực quá mạnh
  • Tránh bắt vít nhiều lần
Cốt gỗ Picomat – Composite được tạo thành từ bột nhựa PVC có khả năng chống nước 100%

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Messenger
Zalo
Hotline: 0907634834